Cách tạo thiện cảm với người mình thích

Cách tạo thiện cảm với người mình thích

Có lẽ rất nhiều người mong ước được người khác quý mến và thiện cảm với mình, đặc biệt là người mình thích có thiện cảm với mình thì còn điều gì hơn.  Nhưng phải ứng xử như thế nào để tạo được thiện cảm với người ấy? cùng đọc cách tạo thiện cảm với người mình thích.



Chia sẻ của An Nam

Có lẽ rất nhiều người mong ước được người khác quý mến và thiện cảm với mình, đặc biệt là người mình để ý có thiện cảm với mình thì còn điều gì hơn thế.  Nhưng phải ứng xử như thế nào để tạo được thiện cảm với người ấy? Dưới đây, Tư vấn An Nam  xin chia sẻ một số cách giúp bạn tạo được thiện cảm với người mình thích.

1. Nụ cười

Nụ cười được xếp vào hàng bậc nhất trong cách tạo thiện cảm với người đối diện, nụ cười làm cho người ấy cảm nhận được sự gần gũi trong con người bạn, mỗi khi gặp người ấy bạn hãy trao cho người ấy một nụ cười. Khi bạn gặp một người, bạn thích gương mặt người cười hơn là khi người ta nhìn bạn một cách nhạt nhẽo, lạnh lùng.

2. Ánh mắt

Ánh mắt là điều rất quan trọng trong giao tiếp với người đối diện, khi bạn trò chuyện với người ấy bạn luôn hướng ánh mắt về người ấy, điều đó tạo cho người đối diện cảm giác được lắng nghe,  khi ánh mắt bạn đang chờ đợi những điều họ nói và họ cảm thấy được tôn trọng. Đặc biệt có thể bạn chưa biết ánh mắt có thể gửi thông điệp tình cảm cho những người xung quanh bạn đó, khi bạn nhìn người ấy say đắm, hay một cái nhìn lướt qua cũng đủ để người ấy cảm nhận mức độ tình cảm bạn dành cho người ấy như thế nào?

Cách tạo thiện cảm với người mình thích

Tổng đài tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172

3. Cách trò chuyện

 Trong cuộc trò chuyện ai cũng muốn được trình bày ý kiến của mình và muốn đối phương lắng nghe mình  vì vậy hãy để người ấy nói ra những điều họ tâm đắc nhất, bạn hãy thể hiện sự lắng nghe họ tích cực. Có đôi khi bạn chỉ cần ngồi và lắng nghe họ nói thôi cũng đủ làm cho người đó thấy ấn tượng về bạn.  Bạn hãy nói với giọng điệu chậm rãi, từ từ không phải vội vàng, đủ ngữ điệu và nhấn nhá ý tứ của mình, đồngthời với âm điệu vừa phải không quá to, không quá nhỏ.

Bạn nên khuyến khích người ấy nói nhiều hơn bằng cách thể hiện những cử chỉ như gật đầu, mỉm cười, mắt đưa theo câu chuyện của họ, đôi khi bạn có thể thể hiện sự đồng tình nhất trí, hoặc những từ ngữ mang tính chất ngạc nhiên như “thật hả”,  “thế à”,  “hay thật đấy” và nhiều câu nói khác thể hiện sự thích thú của bạn về câu chuyện của họ.

4. Cử chỉ hành động.

Cử chỉ hành động là yếu tố cầu nối giúp bạn tạo thiện cảm, đôi khi chỉ là hành động rất nhỏ nhặt thôi nhưng cũng khiến cho người ấy phải xao xuyến trong lòng. Chẳng hạn như khi người ấy đang dắt xe bạn có thể giúp đỡ người ấy, khi đến nhà người ấy chơi có thể những công việc mà đáng ra con trai rất hiếm khi làm nhưng bạn có thể xắn tay áo vào giúp người ấy chuyện nhặt rau cỏ, nấu nướng. Có thể người ta sẽ xua đuổi bạn đi ngay lập tức, nhưng đừng vội vàng đứng lên đi ngay khi bạn cứ muốn làm thì ai cấm được bạn. Trong khi cùng giúp cô ấy phụ việc bạn có thể trò chuyện cùng cô ấy.

Recent Posts

CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com

Gọi ngay