Một giọt máu đào hơn ao nước lã
Tình thân gia đình có lẽ còn nhiều người ước mong, nhưng cớ sao nhiều người đã có mà lại không trân trọng. Ai cũng sẽ có sự khác biệt với ta, dù là anh chị em một nhà cũng vậy. Nên ta phải học cách chấp nhận những sự khác biệt đó, và nhìn nhận, giải thích nó ở một khía cạnh khác. Như thế, mâu thuẫn giữa anh chị em mới có thể ít xảy ra hơn.
- Người yêu hiện tại và người yêu mới nên chọn ai?
- Chồng đam mê cờ bạc, em có nên từ bỏ?
- Làm gì khi ba mẹ ép lấy chồng
Chuyên gia tham vấn tâm lý:
Anh chị em sinh ra trong gia đình bởi cùng một bố mẹ, cách nuôi dưỡng tương tự nhau, môi trường lớn lên tương tự nhau, cùng lớn lên với nhau từ ngày bé…; nhưng không phải anh em, chị em nào cũng có thể hợp tính nhau, cùng sống với nhau hòa thuận, vui vẻ. Trong thực tế, bất cứ mối quan hệ nào cũng đều có thể xảy ra mâu thuẫn, cả anh chị em trong nhà cũng vậy. Vậy, làm thế nào để anh chị em sống hòa thuận, đoàn kết với nhau, ít xảy ra mâu thuẫn.
1. Có sự quan tâm, chia sẻ
Mỗi con người sống ở trên cuộc đời này, chỉ cầu mong có một ai đó để ta có thể tâm sự, chia sẻ những nỗi niềm thầm kín và cả những niềm vui trong cuộc sống.
Anh chị em trong gia đình bạn cũng không ngoại lệ, họ cũng cần và cũng có nhu cầu được chia sẻ về những điều xảy ra xung quanh cuộc sống của mình. Thực tế, có những chuyện xảy ra ta chỉ có thể tâm sự với bố mẹ, có những chuyện ta chỉ tâm sự được với người yêu, có những điều chỉ tâm sự với bạn bè và có những chuyện ta chỉ có thể tâm sự với anh, chị, em trong gia đình mà không phải bất cứ ai khác.
Để ý đến những niềm vui, nỗi buồn, tâm trạng, cảm xúc của một ai đó và chia sẻ cùng họ, là cách ta thể hiện sự quan tâm, và họ sẽ cảm nhận được điều đó. Khi ta hiểu nhau, có thể chia sẻ cùng nhau là cách để chúng ta gần gũi, thân thiết với nhau hơn.
Hơn nữa, khi lớn lên chúng ta thường đi xa, có thể đi học hoặc đi làm, khoảng cách sẽ dễ khiến tình cảm của anh chị em ngày càng xa cách. Lúc này, những dòng tin nhắn, những cuộc điện thoại hỏi thăm sẽ là công cụ để chúng ta giữ gìn tình cảm.
2. Chấp nhận tính cách của nhau
Mỗi người sinh ra đều có một cá tính khác nhau, và môi trường tiếp xúc trong quá trình lớn lên, trưởng thành sẽ khác nhau, do vậy, không ai giống nhau hoàn toàn, sẽ có sự khác biệt nhất định.
Sự khác biệt, nhất là sự khác biệt trong tính cách là nguyên nhân trực tiếp gây ra mâu thuẫn. Thực ra, trong mối quan hệ nào mà không tồn tại mâu thuẫn. Có chăng chỉ khác nhau ở chỗ ta nhìn nhận, đối mặt và giải quyết mâu thuẫn như thế nào.
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
Vì ai cũng sẽ có sự khác biệt với ta, dù là anh chị em một nhà cũng vậy. Nên chúng ta cần học cách chấp nhận những sự khác biệt đó, và nhìn nhận, giải thích nó ở một khía cạnh khác. Như thế, mâu thuẫn giữa anh chị em mới có thể ít xảy ra hơn.
3. Giúp đỡ nhau
Sự chỉ bảo những lỗi sai, giúp đỡ nhau cùng vượt qua khó khăn là cách chúng ta rút ngắn khoảng cách nhanh nhất. Anh chị em là những người luôn sẵn sàng ở bên cạnh trong bất cứ hoàn cảnh nào, chứ không không phải “khó khăn bỏ chạy”
Vì là anh chị em trong gia đình, nên hy vọng về sự đồng hành, an ủi, quan tâm, chia sẻ nhiều hơn những người khác ở bên ngoài xã hội. Bởi vậy, một ai đó khi cảm thấy anh chị em trong nhà bỏ rơi, phản bội họ sẽ đau đớn rất nhiều lần.
4. Quan tâm tới chồng/vợ của anh chị em
Trong xã hội, người ta hay nhắc đến mối quan hệ chị dâu – em chồng, hay còn có câu “Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng”, với những hàm ý không mấy tốt đẹp về những mối quan hệ này. Thực tế, có nhiều anh em, khi anh chưa lấy vợ thì anh em rất thân thiết, luôn bảo vệ nhau; nhưng từ khi anh trai có vợ, tình cảm hai anh em dần xa cách, thậm chí như người xa lạ. Là bởi vì người em quen với tình cảm anh dành cho mình một cách trọn vẹn rồi, bây giờ anh dành tình cảm cho chị dâu nhiều hơn nên người em đó cảm thấy không quen. Hoặc chị dâu có những nét tính cách nào đó không phù hợp với bạn, với lối sống của gia đình bạn nên bạn cảm thấy không hài lòng.
Thực ra, chị dâu là vợ của anh bạn, là con của bố mẹ bạn, là người thân của gia đình bạn rồi. Dù thế nào đi chăng nữa bạn cũng nên hiểu và thông cảm cho chị dâu. Chỉ khi bạn sống hòa hợp được với chồng/vợ của anh chị em thì tình cảm giữa các bạn mới có thể được gìn giữ và không xảy ra mâu thuẫn.
Biết rằng, cuộc sống của chúng ta có nhiều mối quan hệ, có nhiều công việc phải làm, nhưng hãy cố gắng dành chút thời gian cho các anh chị em trong gia đình. Bố mẹ rồi sẽ đi xa, không thể ở bên cạnh các con mãi, chỉ có các anh chị em đùm bọc, yêu thương lẫn nhau thôi.
Bài viết liên quan: