Tại sao xuất hiện trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh không còn là một khái niệm xa lạ với chúng ta. Hằng ngày, hàng giờ, chúng ta được nghe, được đọc và được thấy những trường hợp trầm cảm sau sinh đến đau lòng: là vụ việc ném con, là ý định tự sát… Căn bệnh tâm lý này có thể tấn công bất kỳ bà mẹ nào và gây hậu quả nghiêm trọng nếu không được hỗ trợ kịp thời và đúng cách. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới việc trầm cảm sau sinh?
Nguyên nhân của trầm cảm sau sinh rất phức tạp, vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng. Bởi đây là dấu hiệu tâm lý, ở mỗi người sẽ do nguyên nhân khác nhau, có người bị, có người không. Triệu chứng này là sự kết hợp của nhiều yếu tố, từ tinh thần, thể chất, tâm lý gây nên. Có thể kể tên 4 nguyên nhân dưới đây:
1. Về mặt sinh lý:
Trong quá trình từ khi mang thai đến khi sinh, hooc môn thay đổi khá mạnh. Hooc môn nữ và thể vàng sẽ tăng lên trong thời kỳ mang thai nhưng sau khi sinh xong lại giảm rất mạnh. Vì thế, sự giảm xuống quá nhanh như vậy có thể là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng trầm cảm. Ngoài ra, có nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hooc môn vỏ thượng thận và hooc môn tuyến giáp giảm đi cũng là nguyên nhân có thể gây ra chứng trầm cảm.
Xem thêm tại: Cách giải quyết mâu thuẫn khi vợ sinh con
2. Có bệnh sử bị trầm cảm:
Những phụ nữ mắc chứng trầm cảm trước, trong hoặc sau khi mang thai hay những người đang điều trị trầm cảm có nguy cơ mắc chứng trầm cảm cao từ ba đến năm lần so với người bình thường. Ngoài ra sản phụ còn ít tuổi, sản phụ có tiền sử bệnh căng thẳng, lo âu hoặc những sản phụ có tiền sử bệnh tâm lý cũng dễ mắc chứng trầm cảm sau sinh.
3. Yếu tố tâm lý:
Mang thai không theo kế hoạch hay mang thai ngoài ý muốn có thể làm ảnh hướng tới cảm xúc của người mẹ trong thai kỳ. Ngay cả khi mang thai đúng theo kế hoạch , một số mẹ bầu cũng cần thời gian dài để thích nghi với việc mình có em bé.
Mặt khác, việc chăm sóc em bé sau khi sinh hoặc trong một số trường hợp em bé bị ốm đau, nằm viện dài ngày, khiến cơ thể người mẹ mệt mỏi, cộng thêm những cảm xúc tiêu cực buồn, giận và đôi khi cảm thấy có lỗi với con. Những điều này tạo nên một áp lực lớn cho các bà mẹ. Đặc biệt đối với những người lần đầu làm mẹ, đối mặt rất nhiều vấn đề của em bé, không biết làm sao cho tốt.
Tổng đài tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
4. Yếu tố đời sống:
Thiếu sự giúp đỡ của người thân. Phụ nữ sau khi sinh xong, cũng là đối tượng cần được chăm sóc. Nếu như không có sự giúp đỡ, san sẻ từ nhừng người thân thì sản phụ thường nảy sinh tâm lý bị cô lập và thất vọng vô cùng.
Còn một số tâm lý dự cảm cá nhân như sức khỏe em bé, em bé có phải là niềm mong đợi của gia đình hay không, việc tăng cân, chuyển đổi công việc, chuyển đổi sinh hoạt, đều là các nhân tố ảnh hưởng đến tâm lý của người mẹ.
Đôi khi những mâu thuẫn trong cách chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ sơ sinh giữa sản phụ và những người thân trong gia đình cũng là tác nhân khiến sản phụ rơi vào trạng thái trầm cảm.